Viễn cảnh này: là năm 2020. Tổng thống Trump ra lệnh tấn công quân sự vào một cơ sở hạt nhân quan trọng dưới lòng đất của Triều Tiên. Ông Kim Jong –un nổi giận lôi đình bước vào phòng họp và chỉ huy các tướng lĩnh của mình trả đũa ngay lập tức. Họ nhắc nhở ông nên tránh chiến tranh toàn diện, và đưa ra cho ông một danh sách các mục tiêu.
Danh sách này chỉ bao gồm các trung tâm dữ liệu của Amazon, Microsoft, và Google. Đây không phải là các mục tiêu truyền thống mà là các mục tiêu mạng. Triều Tiên biết rằng, bằng việc phá hủy các trung tâm dữ liệu quan trọng, họ có thể lật đổ nền kinh tế Mỹ.
Hai tuần trước, Amazon S3 đã trải qua một vài giờ điêu đứng và các dịch vụ bị gián đoạn. Lần này, nó gây ra vấn đề với hàng ngàn địa chỉ lưu trữ các tập tin trên S3. Nhiều người Mỹ không xem được các bức ảnh trên Instagram, Twitch, các bộ phim trên Netflix. Nhưng sự gián đoạn này còn ảnh hưởng tới cả các dịch vụ mà các công ty của Mỹ phụ thuộc hằng ngày: Atlassian, Slack, Autodesk, Github, Trello, Twilio, Zendesk, và nhiều hơn nữa. Thậm chí đến cả trang chủ của SEC cũng bị ảnh hưởng.
Khi chúng ta phụ thuộc vào các dịch vụ đám mây tập trung, chẳng hạn AWS, chúng ta dấn thân vào khả năng bị gián đoạn trên diện rộng. May mắn thay, những việc này hiếm khi xảy ra. Sự gián đoạn của S3 tuần trước là do một lỗi gõ nhầm, và đến bây giờ, Amazon đã có những thay đổi để ngăn chặn việc này xảy ra một lần nữa.
Nhưng hãy sáng suốt – các dịch vụ đám mây tập trung luôn đi liền với những rủi ro lớn. Tập trung lớn hơn = rủi ro cao hơn. Khi càng nhiều công ty đóng cửa các hệ thống máy chủ nội bộ của mình và chuyển sang các dịch vụ của Amazon, Google và Microsoft, phân mảnh bất kì sự gián đoạn nào càng khó thông báo . Không có chuyện như đảm bảo 100% thời gian vận hành.
Các dịch vụ đám mây tập trung tốt khi trong các thời điểm tốt. Chúng ta không đang trong thời kì chiến tranh. Chúng ta không có một cuộc tấn công nào trên đất Mỹ kể từ ngày 9/11. Chúng ta không bị đe dọa bởi bất kì nguy cơ sắp xảy đến nào.
Nhưng đó không đơn giản chỉ để xây dựng cho những thời điểm tốt đẹp. Khi chúng ta xây một ngôi nhà, một cây cầu hay bất cứ cơ sở hạ tầng vật chất nào khác, chúng ta được yêu cầu phải tuân theo các quy tắc xây dựng. Những quy tắc này đề phòng các tình huống có thể xảy ra – như bão, động đất hoặc đánh bom – và yêu cầu chúng ta xây dựng dự phòng lớn hơn.
Chúng ta cần đối xử với các cơ sở hạ tầng kỹ thuật số giống như các cơ sở hạ tầng vật chất. Và tôi tin rằng cơ sở hạ tầng kỹ thuật số của chúng ta không chuẩn bị cho các trường hợp xấu nhất: thiên tai hoặc chiến tranh. Các cơ sở dữ liệu của chúng ta là các mục tiêu lớn cho các nhân vật thù địch. Để phá hủy nền kinh tế, một nhân vật thù địch chỉ cần lật đổ một vài trung tâm dữ liệu của Amazon thông qua tấn công mạng hoặc đánh bom.
Cơ sở hạ tầng kỹ thuật số tập trung là mối đe dọa lớn đối với an ninh quốc gia.
Hầu hết các tín đồ Bitcoin máu lửa là những tín đồ công nghệ ở Silicon Valley, những người theo chủ nghĩa tự do, và/ hoặc những người vô chính phủ bí mật. Trong số những nhóm này, Bitcoin được chào đón như một ngành công nghệ triệu đô, không bị chính phủ kiểm soát, có thể lưu giữ giá trị, phi tập trung, không đáng tin, mã nguồn mở, và nhiều hơn nữa.
Bitcoin.org viết:
Bitcoin sử dụng các công nghệ tiên phong để hoạt động mà không có chính quyền hoặc ngân hàng trung ương, việc quản lý các giao dịch và phát hành bitcoin được thực hiện chung bởi mạng lưới. Bitcoin là mã nguồn mở, thiết kế của nó là công khai, không ai sở hữu hoặc điều khiển Bitcoin và bất kì ai cũng có thể tham gia. Bằng nhiều tính năng độc nhất vô nhị, Bitcoin cho phép sử dụng thú vị mà không bị che phủ bởi bất kì hệ thống thanh toán nào trước đó.
Tất cả những điểm trên là đúng, nhưng một thành tố lớn bị bỏ lỡ: dự phòng cực đoan. Có một vài cách để hoàn toàn đóng cửa mạng lưới Bitcoin. Một nhân vật thù địch có thể nhắm mục tiêu vào các điểm nối và các người thợ đào, nhưng những mục tiêu này lại phân phối toàn cầu. Anh ta cũng có thể kiểm soát 51% sức khai thác, và bắt đầu thao túng mạng lưới, nhưng điều này tốn đến hàng tỉ đô la, và phải vượt qua rất nhiều phòng thủ.
Khi so sánh cơ sở hạ tầng Bitcoin với cơ sở kỹ thuật số tập trung, lợi ích dự phòng là không đáng kể – trong các thời điểm tốt đẹp. Tuy nhiên khi thiên tai xảy đến, lợi ích dự phòng của Bitcoin là rất lớn. Một nhân vật thù địch có thể phá hủy các trung tâm dữ liệu, nhưng nó không thể phá hoại mạng lưới Bitcoin. Các giao dịch vẫn tiếp tục diễn ra. Điều này cũng đúng với các blockchain nói chung.
Bitcoin và Blockchain trực tiếp đe dọa kiểm soát tập trung của chính phủ. Nhưng chính phủ phải quyết định – liệu họ có sẵn sàng từ bỏ một số kiểm soát để tăng cường an ninh quốc gia và bảo vệ chống lại các cuộc tấn công mạng phá hoại? Câu trả lời dường như khá rõ ràng.
Bitcoin và blockchain cho phép chúng ta tạo ra một mạng internet phi tập trung, đồng thời mang lại tự do hơn và an ninh quốc gia hơn. Bitcoin sẽ tạo ra một hệ thống tài chính toàn cầu không thể phá vỡ, thay thế cơ sở hạ tầng ngân hàng tập trung như hiện tại. Sia sẽ thay thế Amazon S3, Google Cloud Storage, và Microsoft Azure Storage. Blockchain sẽ tạo điều kiện thuận lợi tạo ra các thị trường năng lượng phi tập trung, hệ thống biểu quyết và các cơ sở hạ tầng kĩ thuật số phi tập trung khác.
Vì những nguyên nhân trên, các dự án của Bitcoin và Blockchain chỉ nhận được sự ủng hộ từ phía cộng đồng công nghệ là chưa đủ – chúng cần có sự hỗ trợ từ chính phủ và quân đội. An ninh quốc gia có thể phụ thuộc vào nó.
Bài viết hữu ích